Được tạo bởi Blogger.
RSS

Mứt gừng cay ấm lòng ngày tết ^ ^

Mứt gừng cay ấm lòng ngày tết ^ ^



Lăm le làm mut gung từ hồi Seko hay bị ho, mẹ bảo để mẹ mua mut gung về cho con ngậm nhé, thế mà hàng bấc thì qua, hàng quà thì nhớ. Mẹ toàn quên .

Bác T mới về quê, xách lên cho mấy cân gừng non. Chả là mẹ dặn bác lấy gừng non để làm mứt gừng mà. Làm bằng gừng non (bánh tẻ) thì lát gừng sẽ không dai, ăn được cả lát. Hơn thế nữa, nó sẽ không quá cay, trẻ con vẫn ăn được. Cũng rất may mùa gừng vào tháng 11 cơ. Nên bây giờ đúng lúc gừng vẫn còn non.


mut gung


Nguyên liệu

Gừng 
Đường 
Chanh 

Cách làm

Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng 
Ngâm gừng thái lát vào một chậu nước lạnh, có vắt nửa quả chanh 
Đặt một nồi nước, đun sôi. Nước sôi thì vắt vào nửa quả chanh. Cho gừng vào. Để sôi khoảng 5 phút thì bỏ ra. Đổ bỏ nước, xả lại bằng nước lạnh cho trong. Tiếp tục lại đun nước sôi, và luộc gừng thêm 2 lần nữa (tùy thuộc vào độ cay của gừng mà có thể thêm hay bớt lần luộc gừng). 
Gừng luộc xong, vớt ra để ráo. 
Cứ 1kg gừng thì 1kg đường tương đương. 
Rải một lớp gừng, rồi một lớp đường vào một hộp to 
Để qua đêm 
Đun nhỏ lửa. Thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều. Khi nước đường gần cạn hết, xóc nồi mứt lên, tới khi đường khô, bám quanh miếng mứt như một lớp bột trắng là được. 
Để nguội, cho vào lọ. 

Những ngày trời lành lạnh, hoặc khi ho, có miếng mứt gừng ngậm sẽ thấy ấm người.

Yêu cầu: 


Mứt dẻo, có một lớp đường bao phủ miếng gừng. Miếng mứt đậm đà, hơi cay.


NOTE: Có thể ngâm phèn chua để cho gừng trắng. Nhưng mẹ không thích ngâm tẩm cái gì, nên miếng mứt gừng hơi bị vàng .

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Tác dụng của mứt gừng

Tác dụng của mứt gừng



Đối với các trường hợp cảm lạnh ho sốt không ra mồ hôi và rối loạn tiêu hóa, có thể nhai tươi, nuốt cả cái lẫn nước, ngậm gừng khô, gừng nướng... uống nước gừng sắc.

Trong trường hợp cảm lạnh, dùng gừng đánh gió, giã gừng đắp khi bị chấn thương gây sưng bầm khớp đau nhức, côn trùng thú cắn.

Uống bia gừng - cho gừng thái sợi vào bia, vừa trừ được hàn thấp lại gây lợi tiểu chống bụng phệ (bụng bia).

Đông y từ lâu đã nói dùng gừng xào với tỏi tôm ăn buổi tối để lấy lại sự trẻ trung sung mãn và chữa chân dương kém ở những người trẻ bị lãnh cảm tình dục.

Gừng chống viêm, giảm đau trong viêm cơ xương khớp (75-85%).

Bột gừng hòa nước uống làm dịu cơn đau đầu.

Gừng khống chế sinh trưởng tế bào ung thư ở một số giai đoạn nhất định và chữa hội chứng nôn mửa của bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng hóa dược và xạ trị.

Trên tim mạch: Gừng ức chế men ATPase. Kích thích thần kinh tim tăng nhịp tim, dãn mạch, tăng cường tuần hoàn, làm ấm cơ thể, giảm đau.

Phòng chống say tàu xe, chóng mặt, nôn mửa. Gừng không gây buồn ngủ nên du khách tỉnh táo chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đường, phòng chống rối loạn tiêu hóa do thức ăn lạ ở những nơi mới đến, phòng cảm gió lạnh khi trở trời trên hành trình chống tê mỏi do phải ngồi lâu trên ô tô. Trà gừng là bạn của du khách, không quên nó trong hành trang.

Trên bộ máy sinh dục, gừng làm tăng lượng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng 70 - 90%

Gừng tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, tăng hấp thụ. Các nhà khoa học Nhật thấy gừng hạn chế sự hình thành sỏi mật và khuyên người có sỏi mật ăn gừng.

Dùng gừng cũng lắm công phu

Phải luôn nhớ đặc tính của gừng là tân tán, phát biểu để tôn trọng cách dùng. Phản chỉ định: Bệnh gan, đau mắt, trĩ, nội nhiệt.

Cặp đôi gừng với tỏi được người xưa tuyển chọn từ ngàn xưa (tỏi không đi với nghệ). Gừng tươi phải dùng loại 8-9 tháng không bị quá non, quá già. Gừng để vỏ thì mát, bỏ vỏ thì nóng.

Dùng theo thời khắc: “Mùa hè ăn gừng, (mùa đông ăn củ cải), sáng trưa ăn gừng, chiều tối kỵ gừng. Có sách viết: “Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể.

Cầnn thận trọng đối với phụ nữ có thai, người dễ ra mồ hôi.

Gừng tươi chứa nhiều gingerol hơn nên cay hơn. Qua phơi sấy khô bị mất nước thành shoagol. Shoagol nóng hơn gingerol. Tinh dầu: Trong gừng khô chứa 200 chất và tiêu biểu là gingerone. Chất khoáng: K, Ca, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Co, Ge, Se. Các caroten (tiền vitamin A), nhóm B, C, E.

Gừng chống ôxy hóa, chống lão hóa: Mạnh hơn cả vitamin E do chứa 12 hoạt chất chống ôxy hóa.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Mứt gừng khô

Mứt gừng khô



Nguyên liệu 
- 1 ký gừng 
- 1 ký đường 
- 1 trái chanh


Cách làm 

- Gừng cạo sạch vỏ, bào mỏng (lát càng lớn, càng ngoằn nghèo, cong queo càng đẹp !) 
- Ngâm gừng trong nước lạnh vắt vào 1/2 trái chanh, sau đó vớt ra 
- Nước sôi, vắt vào nồi 1/2 trái chanh, bỏ gừng vào luộc cho tới khi nước sôi lại, nhắc xuống, xả nước lạnh . Làm hai lần cho gừng bớt cay và trắng đều sau khi rim . 
- Bỏ gừng vào một cái thau lớn, đổ đường lên trên và xóc đều (để qua đêm hoặc vài tiếng cho đường tan) 
- Bắt lên bếp để lửa nhỏ, rim từ từ cho nước đường khô lại 
- Thông thường, lúc gừng đang sôi, lấy đũa đẩy hết gừng ra xung quanh nồi, ở giữa tạo thành một cái lỗ có nước đường, cứ như vậy múc nước đường trong đó rưới đều xung quanh gừng để cho đường bám đều lên gừng .. 
- Khi gần khô (còn hơi dẻo dẻo) bớt lửa thật nhỏ nhanh tay xóc đều, không nên dùng đũa nhiều quá, gừng sẽ bị nát, mất đẹp ! 
- Để mứt nguội hẳn mới bỏ vào keo đem đi cất
- Yêu cầu : gừng còn hơi cay, không bị nát, lát to, đẹp, gừng trắng, đường bọc đều bên ngoài.


Tham khảo thêm: 
http://triducfood.com.vn/product/hop-mut-gung-lat-vi

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS